
Ngũ Luân Thư
Ngũ Luân Thư – Miyamoto Musashi
Miyamoto Musashi (1584 – 1645) được xưng tụng là Thánh Kiếm của Nhật Bản thời tiền Mạc Phủ Tokugawa, sáng lập ra môn phái Niten Ichi Ryu (Nhị thiên Nhất lưu).
Sau khi sống sót qua trận tử địa Sekigahara giữa Đông Quân và Tây Quân, Miyamoto Musashi đã lang bạt khắp nơi, tự rèn luyện mình để trở thành một kiếm sĩ nổi danh và thành công nhất Nhật Bản với chiến tích chưa từng thất bại trước bất cứ đối thủ nào. Trong những năm tháng cuối đời, Musashi đã viết binh pháp thư Ngũ
Luân Thư, nhằm đúc kết những quan sát, kinh nghiệm trong quá trình chiến đấu của mình và bàn luận về cái Đạo của người kiếm sĩ.
Về kiệt tác Ngũ Luân Thư:
Ngũ Luân Thư bao gồm “Địa quyển”,” Hỏa quyển”, “Thủy Quyển”, “Phong quyển” và “Không quyển”, chủ yếu bàn về võ nghệ, kiếm pháp, cái Đạo của người học kiếm và là cẩm nang dành cho người muốn học binh pháp…nhưng ngày nay nó lại được nghiền ngẫm khắp nơi, từ giảng đường Harvard cho đến các doanh nhân và các chiến lược gia.
- Địa thư (Chi-no-maki)
Musashi tự xưng phái kiếm của mình là Niten Ichi-ryū, giới thiệu về cuộc đời và công phu binh pháp của mình. Đương thời, từ “binh pháp” (heihō, hyōhō) được dùng theo cả hai nghĩa là thuật dụng binh và nghĩa võ nghệ, kiếm pháp. Quyển này được đặt tên là “địa thư” dựa trên quan điểm “con đường thẳng thì viết trên mặt đất”.
- Thủy thư (Sui-no-maki)
Phần này bàn về tâm lý chuẩn bị đối với phái kiếm Niten Ichi-ryū, cách cầm kiếm và nhiều khía cạnh liên quan đến kiếm thuật khác. Quyển này được đặt tên là “thủy thư” dựa trên quan điểm “Niten Ichi-ryū như dòng nước dẫn đường”, trong đó thân pháp (Taisabaki), kiếm chiêu (Kensabaki) linh hoạt uyển chuyển như nước chảy.
- Hỏa thư (Hi-no-maki)
Phần này viết về thực chiến, cá nhân đấu cá nhân, số đông chọi số đông cũng như tâm lý khi lâm chiến. Phần này được đặt tên là “hỏa thư” dựa trên quan điểm “trận đấu như thế lửa cháy dữ”.
- Phong thư (Fū-no-maki)
Viết về các môn phái khác. Vì phần này bàn đến chỗ hay dở của từng phái kiếm, từng nhà từng họ nên tác giả chơi chữ đặt tên là “phong thư” vì “phong” còn có nghĩa là phong cách, dạng thứ như “gia phong”, “cổ phong”…
- Không thư (Kū-no-maki)
Phần này viết bản chất của binh pháp là “không”, to lớn quảng đại khôn lường.
***
Thời thời đại ngày nay, không thể phủ nhận được tầm quan trọng của Ngũ Luân Thư khi nó là kim chỉ nam cho người đọc, giúp họ chiến thắng mục tiêu và đạt được thành công trong sự nghiệp nói chung, và là lời đáp trả của người Nhật cho MBA của Harvard nói riêng. Tạp chí Time đã ca ngợi quyển sách này rất ngắn gọn: “Ở Phố Wall, khi Musashi cất tiếng, tất cả phải lắng nghe”.
Tóm lại, Ngũ Luân Thư có thể là cẩm nang binh pháp dành cho mọi người, mỗi lần đọc là lại nghiền ngẫm ra những điều mới mẻ và tìm ra chân Đạo trên con đường của mình, như Miyamoto Musashi đã viết “ Không có nghề cao quý, chỉ có con người cao quý. Không có kiếm pháp vô địch, chỉ có con người vô địch”.
***
Về tác giả:
Miyamoto Musashi là một kiếm sĩ bậc thầy, nhà triết học võ thuật và là một rōnin người Nhật Bản. Musashi, như ông thường được biết đến, đã trở nên nổi tiếng thông qua những câu chuyện về kiếm pháp song kiếm hoàn hảo và độc đáo của ông, cũng như kỷ lục bất khả chiến bại trong 61 trận đấu (so với 33 trận của Itō Ittōsai).
Ông là người sáng lập trường phái kiếm thuật Hyōhō Niten Ichi-ryū, hay Niten-ryū, và trong những năm cuối đời là tác giả của Ngũ luân thư (五輪の書 Go Rin No Sho ), và Dokkōdō (Độc hành đạo).
Cả hai tài liệu đều được trao cho Terao Magonojō, môn sinh quan trọng nhất của Musashi, bảy ngày trước khi Musashi qua đời. Go Rin No Sho đề cập chủ yếu đến đặc điểm của phái Niten Ichi-ryū của mình theo ý nghĩa cụ thể, ví dụ như võ thuật thực hành của ông và ý nghĩa tổng quát của nó; Dokkōdō, mặt khác, đề cập đến những ý tưởng đằng sau nó, cũng như triết lý cuộc sống của ông trong một vài câu châm ngôn ngắn.
Trung tâm đào tạo Musashi Budokan – trong một kiến trúc đáng chú ý – nằm ở Mimasaka, quận Okayama, Nhật Bản đã được dựng lên để tôn vinh tên tuổi và huyền thoại của ông.
…
Bạn có thể giúp đỡ chúng tôi cập nhật tóm tắt hoặc viết bài review tại đây
Mua Sách Giấy (Tiki) Mua Sách Giấy (Fahasa)